THIẾT KẾ CỬA

Cửa chính, cửa mặt tiền là bộ phận tối quan trọng của ngôi nhà, giữ nhiệm vụ bảo vệ người và tài sản trong ngôi nhà, đồng thời tạo sự ngăn cách giữa ngôi nhà và môi trường xung quanh.

 

Ở Việt Nam, khi làm nhà, các gia chủ đặc biệt chú ý tới phong thủy cửa chính vì nếu được thiết kế hợp phong thủy, cửa chính sẽ trở thành nơi đón nhận mọi điều may mắn, tài lộc đến với gia đình.

Ngược lại, nếu thiết kế không hợp phong thủy, cửa chính có thể đem đến nhiều điều không may, khiến cho gia chủ sức khỏe yếu kém, tài sản hao hụt…

Lưu ý để thiết kế cửa chính hợp phong thủy

 

 

Bạn muốn thiết kế cửa chính hợp phong thủy để phòng tránh những điều xui xẻo, không may?

 

Bạn muốn thiết kế cửa chính hợp phong thủy để tài lộc và may mắn luôn tuôn chảy đến với gia đình bạn?

 

Dưới đây Nhật Minh tổng hợp một số yêu cầu cần đặc biệt chú ý trong thiết kế cửa chính hợp phong thủy để bạn tham khảo và chủ động ngay từ khâu thiết kế nhà. Chủ động ngay từ khâu thiết kế giúp bạn tránh được việc sau khi xây xong mới phát hiện không phù hợp, phải thay đổi lại thiết kế, rất mất thời gian, tiền bạc và công sức.

 

Xác định đúng hướng cửa

 

+ Hướng cửa chính được xác định bằng đường nối giữa tâm của nhà ra điểm chính giữa của cửa. Trong phong thủy, dòng khí từ cửa chính phải vào được tâm nhà rồi phân phối đi các phòng khác mới gọi là vượng khí. Ngược lại, nếu trên đường nối giữa tâm của ngôi nhà ra điểm chính giữa của cửa chính gặp phải các vật cản (tường, cửa…) thì ngôi nhà đó không được vượng khí.

 

Trong trường hợp không may đã xây dựng tường hoặc đặt cánh cửa trên đường lưu thông của khí thì cách hóa giải là phá bỏ bức tường hoặc tháo dỡ cánh cửa đó.

 

+ Nên chọn cửa chính theo hướng Đông Bắc hoặc Đông Nam, là những hướng làm cửa đẹp nhất, giúp đón tài lộc và may mắn cho gia chủ.

 

Cửa chính và cửa sau không được nằm cùng trên một đường thẳng

 

Trong phong thủy, nếu đặt cửa chính và cửa sau cùng trên một đường thẳng, dòng năng lượng đi vào từ cửa chính sẽ không tụ lại được mà trôi tuột đi mất theo hướng cửa sau.

 

Hiểu đơn giản, nếu thiết kế cửa chính và cửa sau nằm cùng trên một đường thẳng, tiền vào cửa trước sẽ ra bằng cửa sau, gia chủ luôn gặp phải những chuyện không may, hao tài tốn của, làm ăn khó khăn.

 

Cửa chính tuyệt đối không được đặt dối diện cửa vệ sinh

 

Nhà vệ sinh là nơi chứa năng lượng tiêu cực nhất, xấu nhất trong ngôi nhà. Nếu đặt cửa chính đối diện cửa vệ sinh, dòng khí từ cửa chính đi vào sẽ gặp phải dòng khí mang năng lượng xấu từ nhà vệ sinh và bị ô nhiễm, đặc biệt không tốt.

 

Trong trường hợp không thể thay đổi thiết kế, tốt nhất bạn nên treo rèm hoặc tranh phong thủy trước cửa nhà vệ sinh để hóa giải.

 

Không nên đặt gương và vật nhọn đối diện với cửa chính

 

Gương soi nếu đặt đối diện cửa chính như là một sự phản xạ các dòng năng lượng, khiến cho dòng năng lượng khi đi vào nhà bị rối loạn, ảnh hưởng đến sức khỏe, tài vận của gia chủ.

 

Trong khi đó, vật nhọn cũng là những vật mang sát khí, nếu đặt đối diện với cửa chính sẽ gây ra những thị phi, bệnh tật, phiền toái cho gia chủ.

 

Không đặt cửa chính đối diện cầu thang

 

Cửa chính đặt đối diện với cầu thang cũng là một trong những lỗi phong thủy thường gặp trong thiết kế cửa chính.

 

Trong trường hợp mở cửa chính gặp ngay phải cầu thang sẽ làm cho luồng khí từ cửa chính và luồng khí từ trên cầu thang gặp nhau, gây xung đột, cũng không tốt.

 

Không đặt cửa chính đối diện với nhà bếp

 

Cửa chính đặt đối diện với nhà bếp đặc biệt không có lợi về tài vận, tiền bạc cho gia chủ.

 

Làm ăn không gặp, hay bị thất bát, hao tài tốn của là hậu quả nếu đặt cửa chính đối diện với nhà bếp.

 

Tuyệt đối không đặt cửa chính đối diện với thang máy

 

Đối với các căn nhà chung cư, cần lựa chọn những căn nhà không có cửa chính đối diện thang máy. Lý do thang máy là nơi thường xuyên có người đi lại, gây ồn ào, đánh mất sự riêng tư cho chủ nhà.

 

Về mặt phong thủy, thang máy vận hành liên tục, đóng vào mở ra liên tục, bị coi như “miệng quỷ” hút hết vận may của gia đình.

 

Không đặt các vật chắn trước cửa

 

Để đón tài lộc vào gia đình, trước cửa chính phải thật thông thoáng, sạch sẽ. Do vậy, đặt các vật cản như chậu cây cảnh, xô chậu… nhất là các đồ vật hỏng, nứt vỡ ở trước cửa cũng không tốt cho con đường tài lộc của gia đình.

 

Luôn giữ cửa sạch sẽ, không để cửa bị hỏng, móp méo, cong vênh

 

Theo phong thủy, cửa chính không chỉ là bộ mặt của ngôi nhà mà còn là nơi đón nhận may mắn, tài lộc cho gia chủ. Do đó, phải luôn luôn vệ sinh, giữ cho cửa sạch sẽ, không để cửa bị hỏng, móp méo, cong vênh, han gỉ, ảnh hưởng không tốt đến nguồn năng lượng, đến vận khí cho gia đình.

 

Cửa thép vân gỗ

Do đó, khi thiết kế cửa chính, gia chủ không chỉ lựa chọn hướng cửa phù hợp với tuổi mệnh gia chủ, còn lưu tâm tới cả vị trí đặt cửa, màu sắc, chất liệu của cửa, đặc biệt là kích thước cửa chính cần thuộc các cung cát lộc. 

Kích thước cửa chính phù hợp với phong thuỷ sẽ giúp thu hút tài lộc và bảo vệ vững chắc cho ngôi nhà

Kích thước cửa chính phù hợp với phong thuỷ sẽ giúp thu hút tài lộc và bảo vệ vững chắc cho ngôi nhà

Cách đo kính thước cửa chính theo phong thủy

Kích thước cửa chính thường được đo đạc theo thước Lỗ Ban – loại thước được sử dụng chủ yếu trong xây dựng nhà cửa và mộ phần, có chia sẵn các đơn vị đo ứng các cung tốt xấu theo phong thuỷ. 

Trong số các loại thước Lỗ Ban đang lưu hành, loại dùng đo kích thước cửa chính là thước Lỗ Ban thông thuỷ. Thước chia làm 8 cung lớn với mỗi cung dài 65mmm. Gia chủ có thể ướm đo kích thước cửa chính theo các cung đẹp trên thước như: Quý Nhân, Nhân Lộc, Tể tướng, Thiên tài…

 Thước Lỗ Ban được sử dụng phổ biến trong xây dựng

Thước Lỗ Ban được sử dụng phổ biến trong xây dựng

Bên cạnh việc sử dụng thước Lỗ Ban để chọn kích cỡ cửa chính theo các cung may mắn, gia chủ cũng cần chọn kích thước cửa phù hợp với tổng thể thiết kế ngôi nhà để đảm bảo công năng sử dụng, sự an toàn cũng như chi phí phù hợp. 

Kích thước cửa chính chuẩn phong thủy gia chủ cần biết

Kích thước cửa chính của cửa tầng trệt hoặc trên lầu thường được thiết kế như sau:

Cao (mét): 2.30 m; 2.52m; 2.72 m; 2.92m 

Rộng (mét): 1.46 m; 1.62m; 1.90m; 2.32m; 2.46m; 2.92m; 3.12m; 3.32m; 3.72m; 4.12m; 4.56m; 4.80m.

Tuỳ theo từng loại cửa chính (1 cánh, 2 cánh, 4 cánh…) mà kích thước cửa khác nhau. 

Tuỳ theo từng loại cửa chính (1 cánh, 2 cánh, 4 cánh…) mà kích thước cửa khác nhau. 

Cụ thể kích thước theo từng loại cửa: cửa 1 cánh, cửa 2 cánh, cửa 4 cánh … được lựa chọn như sau.

Kích thước cửa chính 1 cánh theo phong thủy

Cửa một cánh thường dùng cho văn phòng, căn hộ chung cư, dùng cho cửa chính, cửa phòng, cửa ra sân sau hoặc cửa cạnh (cửa bên hông nhà).

Kích thước đẹp của cửa một cánh theo phong thuỷ:

Với khuôn cửa 45mm:

+ Cao: 810 mm + 45mm (bên trái) + 45 mm (bên phải) = 900 mm

+ Rộng: 2120 mm + 45mm (bên trên) = 2165 mm

Với khuôn cửa 60mm:

+ Cao: 930 mm + 60mm (bên trái) + 60mm (bên phải) = 1050 mm

+ Rộng: 2180 mm + 60mm (bên trên) = 2240 mm

Cửa chính 1 cánh thường dùng trong căn hộ chung cư hoặc nhà phố nhỏ

Cửa chính 1 cánh thường dùng trong căn hộ chung cư hoặc nhà phố nhỏ

Kích thước cửa chính 1 cánh chuẩn phong thủy

Kích thước cửa chính 1 cánh chuẩn phong thủy

Cửa chính 1 cánh có khuôn cửa 60mm cần cao 1050mm và rộng 2240mm

Cửa chính 1 cánh có khuôn cửa 60mm cần cao 1050mm và rộng 2240mm

Kích thước cửa chính 2 cánh đều nhau theo phong thủy

Cửa chính 2 cánh đều nhau là loại cửa sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Kích thước cửa chính 2 cánh theo phong thuỷ như sau:

Với khuôn cửa dày 45mm

+ Cao: 2165mm 

+ Rộng: 1180mm – 1380mm – 1620mm – 1850mm

Với khuôn cửa dày 60mm

+ Cao: 2180mm

+ Rộng: 1200mm – 1380mm – 1650mm – 1880mm

Cửa chính 2 cánh đều nhau sử dụng phổ biến tại nhiều công trình hiện nay

Cửa chính 2 cánh đều nhau sử dụng phổ biến tại nhiều công trình hiện nay

Kích thước cửa 2 cánh đều nhau theo phong thủy

Kích thước cửa 2 cánh đều nhau theo phong thủy

Cửa chính 2 cánh đều nhau có kích thước rộng từ 1200mm

Cửa chính 2 cánh đều nhau có kích thước rộng từ 1200mm

Kích thước cửa chính 2 cánh lệch nhau theo phong thủy

Cửa chính 2 cánh lệch nhau thường gồm một cánh lớn và một cánh nhỏ, sử dụng trong các căn hộ chung cư hoặc nhà ở có yêu cầu bắt buộc về tỷ lệ kiến trúc.

Kích thước của hai cánh phổ biến là độ cao 2120mm, độ rộng xê dịch từ 1055mm đến 1090 mm hoặc 1250mm đến 1285mm (độ rộng của 2 cánh tương ứng là 810mm và 450mm)

Kích cỡ khuôn cửa có thể là 45mm hoặc 60 mm.

Cửa chính 2 cánh lệch

Cửa chính 2 cánh lệch

Kích thước chuẩn của cửa chính 2 cánh lệch

Kích thước chuẩn của cửa chính 2 cánh lệch

Cửa chính 2 cánh lệch có kích thước tiêu chuẩn

Cửa chính 2 cánh lệch có kích thước tiêu chuẩn

Kích thước cửa chính 4 cánh đều nhau theo phong thủy

Kích thước phong thuỷ của dòng cửa này thường như sau:

Với khuôn cửa 45mm

+ Cao: 2165mm

+ Rộng: dao động từ 2450mm – 2640mm – 2710mm – 2910mm – 3500mm – 3690mm

Với khuôn cửa 60mm

+ Cao: 2180mm

+ Rộng: dao động từ 2480mm – 2670mm – 2740mm – 2940mm – 3530mm – 3720mm

Cửa chính 4 cánh đều nhau

Cửa chính 4 cánh đều nhau

Kích thước cửa chính 4 cánh đều nhau

Kích thước cửa chính 4 cánh đều nhau

Cửa chính 4 cánh đều có kích thước theo chuẩn phong thủy

Cửa chính 4 cánh đều có kích thước theo chuẩn phong thủy

Kích thước cửa chính 4 cánh lệch nhau theo phong thủy

Cửa 4 cánh lệch nhau thường gốm 2 cánh chính và 2 cánh phụ. Kích thước phong thuỷ của cửa 4 cánh lệch nhau thường như sau:

Với khuôn cửa 45mm

+ Cao: 2165mm

+ Rộng: 2450mm, 2640mm, 2710mm, 2910mm, 3500mm, 3690mm

Với khuôn cửa 60mm

+ Cao: 2180mm

+ Rộng: 2480mm, 2670mm, 2740mm, 2940mm, 3530mm, 3720 mm

Cửa chính 4 cánh lệch

Cửa chính 4 cánh lệch

Kích thước theo phong thủy của cửa chính 4 cánh lệch

Kích thước theo phong thủy của cửa chính 4 cánh lệch

Cửa 4 cánh lệch theo kích thước chuẩn phong thủy

Cửa 4 cánh lệch theo kích thước chuẩn phong thủy

Những lưu ý khi thiết kế cửa nhà theo phong thủy

Bên cạnh việc lựa chọn kích thước hợp phong thuỷ, TICA HÀ NỘI gợi ý thêm bạn một số điểm lưu ý khác khi thiết kế cửa chính sau.

Không nên thiết kế cửa chính quá to hoặc quá nhỏ.

Kích thước cửa chính cần phù hợp với kích cỡ tổng thể ngôi nhà. Cửa chính quá nhỏ làm cho vận khí bị cản lại hoặc năng lượng không đủ lưu thông khắp toàn bộ căn nhà. Mặt khác, cửa chính quá lớn lại khiến năng lượng dư thừa và dẫn tới phân tán khí. 

Trong trường hợp cửa chính quá nhỏ, bạn có thể khắc phục bằng cách đặt gương tại 2 bên cửa. 

Cửa chính nên là cánh cửa lớn nhất trong nhà

Mọi luồng khí xấu hoặc tốt đều đi qua cửa chính để thâm nhập vào ngôi nhà. Bởi vậy, gia chủ cần lưu ý tách biệt cửa chính với các cửa khác trong nhà. Đặc biệt kích thước của cửa chính cần lớn hơn các cửa còn lại nhằm thu hút khí và phân bổ năng lượng đi toàn bộ ngôi nhà

Cửa chính đủ cao

Theo quan điểm về phong thuỷ, cửa chính quá thấp khi đi ra phải cúi đầu, không tốt cho tài lộc. Cửa chính quá cao lại dễ tản mất khí, gia chủ gặp thị phi. Do đó, kích cỡ của của chính cần vừa phải, tương xứng với tổng thể toàn bộ ngôi nhà. 

Cửa chính nên là cánh cửa lớn và quan trọng nhất trong nhà

Cửa chính nên là cánh cửa lớn và quan trọng nhất trong nhà

Một vài lưu ý khác bao gồm:

  • Cổng và cửa chính bố trí lệch nhau, tuyệt đối tránh đặt theo đường thẳng.
  • Cửa sau không lớn hơn cửa trước. 
  • Cửa chính không đặt thẳng với cửa bếp hoặc cửa nhà vệ sinh.
  • Cửa chính không đối diện thang máy (với căn hộ nhiều tầng có lắp thang máy)
  • Cửa chính không đối diện với cửa sau
  • Tránh 3 cửa nối tiếp nhau
  • Nhà thường bố trí theo tỷ lệ 3:1 (tức 1 cửa chính, 3 cửa sổ). Kích thước cửa sổ không lớn hơn cửa chính, nếu lớn hơn cần chia nhỏ thành ô phù hợp.
  • Cửa chính từ ngoài vào trong dạng thu nhỏ nhần theo hình bông hoa loa kèn được cho là tốt với phong thuỷ nhất.
  • Nhà có sân nên tránh để tâm của cửa chính và cổng tạo thành một đường thẳng.
Thông tin liên hệ: 

---------------------------------------------

CÔNG TY TNHH TICA HÀ NỘI
Địa chỉ: Số 1115 Đê La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0868 415 999
Tư vấn / Kỹ thuật : 0943 539 686
Kinh doanh 1 : 0928 659 889
Email: ticahanoi@gmail.com
Website: www.ticahanoi.com

0868 415 999